Top những nhà cung cấp điện toán đám mây 2021

cloud provider

Share and Enjoy !

Shares

Mở đầu

Ở thời kỳ mà đi bất cứ đâu, ở bất kỳ hội thảo, webinar lớn nhỏ nào cũng đều bắt gặp xu hướng “chuyển đổi số” thì thuật ngữ cloud computing (điện toán đám mây) hẳn không còn xa lạ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp thực hiện quá trình chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.

Vấn đề cốt lõi làm sao doanh nghiệp có thể chọn được một đối tác cung cấp dịch vụ phù hợp nhất để đồng hành với họ trong mục tiêu “chuyển đổi số“.

Cũng là một khách hàng đang sử dụng một số dịch vụ từ cloud bên cạnh tham khảo đánh giá từ nhiều trang báo công nghệ lớn, nội dung bài viết này mình xin chia sẻ quan điểm cá nhân về top nhà cung cấp điện toán đám mây 2021.

1. Microsoft Azure

Nền tảng dịch vụ đám mây tốt nhất.

Microsoft Azure

Microsoft Azure đã hoạt động gần một thập kỷ trước, vào năm 2010. Người dùng có thể chạy bất kỳ dịch vụ nào trên cloud của họ hoặc kết hợp nó với trung tâm dữ liệu hoặc hạ tầng đang có (on premise).

Microsoft Azure cung cấp hàng loạt các giải pháp phù hợp với mọi loại hình kinh doanh. Họ sẽ giúp bạn chọn một gói phù hợp với nhu cầu kinh doanh hiện tại.

Với Azure, người dùng không cần máy chủ vật đặt tại cơ sở kinh doanh của họ. Điều này giúp tiết kiệm chi phí hạ tầng, chẳng hạn như một đội ngũ vận hành máy chủ tại chỗ.

Azure Migration Center hỗ trợ quá trình di chuyển dữ liệu lên cloud dễ dàng và nhanh chóng hơn. Giải pháp này cũng hoàn toàn tương thích với Linux.

Azure đồng thời mang đến hơn 25 dịch vụ miễn phí trọn đời và một cấp độ miễn phí giới hạn đối với nhiều dịch vụ phổ biến. Tất cả các gói và giá đều được hiển thị chi tiết trên trang chủ của họ. Trang này bao gồm bộ công cụ tính toán chi phí và dịch vụ dùng đến đâu trả đến đấy (Pay as you go).

2. Amazon Web Service

Là dịch vụ điện toán đám mây phổ biến nhất.

AWS

Amazon Web Service (AWS) là một nền tảng đám mây dùng để xây dựng các giải pháp doanh nghiệp bằng cách sử dụng những dịch vụ web tích hợp. AWS  cung cấp một loạt các dịch vụ IaaS, PaaS. Bao gồm Elastic Cloud Compute (EC2), Elastic Beanstalk, Simple Storage Service (S3) và Relational Database Service (RDS).

AWS cung cấp quyền quản trị rộng rãi và luôn sẵn sàng thông qua một web client đảm bảo tính bảo mật. Người dùng có thể truy cập một số tính năng tại đây bao gồm việc tạo và kiểm tra một cặp khóa mã hóa (encryption key).

AWS đồng thời cho phép bạn tối ưu hóa hạ tầng theo nhu cầu. Chi phí này sẽ thấp hơn so với việc xây dựng một hạ tầng tại chỗ (on premise).

AWS hỗ trợ 3 mô hình định giá khác nhau; “dùng đến đâu trả đến đấy” (pay as you go), “tiết kiệm khi đặt chỗ trước” (save when you reserve) và “sử dụng nhiều hơn, trả ít hơn” (pay less using more). Để biết thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ trực tiếp bộ phận bán hàng của họ.

Một điểm cộng nữa của AWS là họ cung cấp 12 tháng miễn phí. Sau thời gian dùng thử, bạn sẽ nâng cấp lên gói trả phí hoặc hủy dịch vụ AWS của mình.

3. Google Cloud Platform

Google là nhà cung cấp điện toán đám mây mạnh mẽ.

 

Google Cloud cho phép người dùng tạo những giải pháp kinh doanh bằng các dịch vụ web mô-đun do Google cung cấp. Nó cung cấp một loạt các dịch vụ bao gồm những giải pháp IaaS, PaaS.

Với hạ tầng bảo mật nhiều lớp của GCP, người dùng hoàn toàn yên tâm về mọi thứ họ tạo, mã nguồn hoặc lưu trữ sẽ được bảo vệ.

Google Cloud bao gồm nhiều công cụ đảm bảo hiệu suất và quản lý nhất quán. Chúng bao gồm Compute Engine, App Engine, Container Engine, Cloud Storage và Big Query. Google đồng thời mang đến giải pháp di chuyển lên máy ảo của họ với một giá cả linh hoạt.

Bạn có thể tự mình trải nghiệm thử GCP 90 ngày với 300$ được cấp.

4. IBM Cloud

IBM Cloud là một tập hợp những dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp bởi gã khổng lồ công nghệ cùng tên IBM. Giải pháp cung cấp PaaS, SaaS và IaaS.

IBM Cloud cung cấp một loạt các dịch vụ. Không phải tất cả chúng đều dựa trên đám mây: nó bao gồm cả máy chủ ảo, máy chủ vật lý, mạng công cộng và mạng quản lý.

Vì máy chủ vật lý và máy chủ ảo kết hợp thành nền tảng đám mây theo nhu cầu, người dùng sẽ có toàn quyền quản lý hạ tầng. IBM gọi các máy chủ vật lý của họ là “bare metal“. Đây chính là ưu điểm đảm bảo khách hàng là duy nhất truy cập vào toàn bộ máy chủ của họ, giúp cải thiện tối đa hiệu suất do giảm đi ảnh hiệu ứng chiếm tài nguyên hạ tầng từ những khách hàng khác.

IBM Cloud được tích hợp và quản lý bởi một hệ thống duy nhất có thể được điều khiển qua giao diện web, API hoặc mobile app. Giải pháp phát triển Bluemix của IBM Cloud có nhiều công cụ quản lý SaaS trên cloud.

IBM cũng cung cấp khả năng tùy biến tài nguyên máy chủ ở mức cao nhất. Bằng cách này bạn hoàn toàn chủ động trong việc chỉ trả tiền cho những gì mình sử dụng.

5. Oracle Cloud Infrastructure

Một dịch vụ đám mây khổng lồ khác cho giới IT.

Hạ tầng Oracle Cloud là một dịch vụ đám mây khác từ một công ty điệm toán khổng lồ. Một đánh giá gần đây của Forrester rằng các dịch vụ của Oracle đặc biệt mạnh mẽ trong việc hỗ trợ những workloads khác nhau, đặc biệt là IoT (internet kết nối vạn vật), OLTP, microservices, cùng với các ứng dụng từ AI và machine learning. Hai dịch vụ chính luôn sẵn sàng là: kiến trúc đám mây (cloud architecture) và lưu trữ dữ liệu (storage data).

Cloud architecture bao gồm quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu (database) và ứng dụng (application), trong khi Oracle Data Cloud chủ yếu phục vụ phân tích dữ liệu lớn (Big Data) cho thông tin chi tiết về kinh doanh. Oracle cũng cung cấp một loạt các nền tảng SaaS như HCM, EPM, SCM và các công cụ truyền thông xã hội (social media).

Có rất nhiều tiềm năng khi sử dụng các dịch vụ đám mây của Oracle, nhưng chúng thực sự được thiết kế để phục vụ nhu cầu của daonh nghiệp, tập đoàn lớn hơn các những cơ sở kinh doanh nhỏ hoặc cá nhân.

Đối với người dùng mới, ngoài phiên bản dùng thử miễn phí 30 ngày, Oracle còn cung cấp dịch vụ miễn phí ở mức giới hạn bao gồm quyền truy cập vào hai cơ sở dữ liệu tự định nghĩa đi kèm với Oracle Application Express (APEX) và Oracle SQL.

6. CloudLinux

Hệ điều hành đám mây mã nguồn mở tốt nhất.

Chắc hẳn những bạn đã và đang làm việc trong môi trường cung cấp dịch vụ web hosting thì không xa lạ gì với khái niệm CloudLinux. Thật vậy, nó không phải là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây mà chính xác là một nền tảng đám mây (cloud platform) mà bạn có thể cài đặt trên hệ thống máy chủ của mình. Điều này có nghĩa là bạn có thể kiểm soát chặt chẽ mạng đám mây của mình thay vì sử dụng của các bên thứ ba. Mặc dù nó đặt ra nhiều thách thức khác nhau, nhưng cũng sẽ mang đến nhiều lợi ích, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng CNTT của riêng họ.

CloudLinux là một bản phân phối được tối ưu riêng, mang đến hiệu suất mạnh mẽ cho các dịch vụ share hosting. Ưu điểm nổi trội của nó là tăng cường tính ổn định, bảo mật, cấp phát và giới hạn tài nguyên máy chủ rất chặc chẽ. CloudLinux OS phân phối và cách ly tài nguyên CPU, RAM, I/O trên từng shared hosting riêng rẻ, đảm bảo tính độc lập về tài nguyên giữa các hosting trên cùng một máy chủ.

Trên hết, tất cả các dịch vụ dựa trên đám mây đều yêu cầu một mức độ am hiểu kỹ thuật nhất định. Vì vậy, đối với những anh em tự tin với chuyên môn của mình, CloudLinux mang đến cơ hội kiểm soát tài nguyên chuyên sâu hơn trên các dịch vụ share hosting đang cung cấp.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ đánh giá của riêng cá nhân mình những nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu hiện nay. Còn bạn thì sao? Hãy để lại ý kiến đóng góp bên dưới phần bình luận nếu bạn có đánh giá khác nhé.

Hy vọng nhận được phản hồi tích cực từ mọi người.

Theo: techradar.com

Share and Enjoy !

Shares
Giới thiệu Hiệp Phạm 135 bài viết
Hiệp hiện đang là thành viên nhóm tác giả của HIEPSHARING.COM. Thích tìm hiểu, nghiên cứu Ethical Hacking, SysAdmin, DevOps và những công nghệ mới. Phương châm sống của mình: "Chỉ cần bản thân không bỏ cuộc, chậm chút cũng không sao."

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*